Dấu Hiệu Nhận Biết Thoái Hóa Cột Sống Cổ Và Cách Điều Trị

Thoái hóa cột sống cổ là một trong những loại bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh đến từ rất nhiều yếu tố khác nhau như lao động, tuổi tác, thói quen sinh hoạt,… Để tránh bị biến chứng, bạn cần kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý xương khớp này. Vậy, dấu hiệu nào cho thấy bạn đang có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cổ? Nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào? SORAICINE sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết từng thắc mắc này.

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý như thế nào?

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý xương khớp với tình trạng cột sống vùng cổ bị suy yếu. Thông thường, bệnh khởi phát từ tình trạng viêm và lắng đọng canxi trên dây chằng quanh cột sống.

Lâu dần, nó sẽ làm hẹp có lỗ liên hợp nằm sau đốt sống và cản trở sự lưu thông tự nhiên của mạch máu lẫn các dây thần kinh bên trong. Điều này sẽ dẫn tới hàng loạt triệu chứng đau vùng cổ gáy, nhất là khi vận động, cúi, xoay,…

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý xương khớp với tình trạng đốt sống cổ suy yếu, gây đau
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý xương khớp với tình trạng đốt sống cổ suy yếu, gây đau

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có chữa trị được hay không?

Vì là một bệnh lý về xương khớp nên khả năng chữa khỏi và phục hồi hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực của người bệnh. Bên cạnh đó, nếu phát hiện sớm và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh vẫn có cơ hội chữa khỏi nhanh chóng.

Ngược lại, nếu xem nhẹ triệu chứng hoặc áp dụng phương pháp không phù hợp thì bệnh sẽ lâu khỏi. Thậm chí có những trường hợp bị biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ?

Tuổi tác

Khi bước vào ngưỡng tuổi 40 – 50, quá trình lão hóa tự nhiên sẽ diễn ra. Lúc này, đốt sống tại vùng cổ sẽ bị ảnh hưởng và thoái hóa.

Tuy nhiên, bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa và có xu hướng tăng mạnh. Nguyên nhân là do các yếu tố nguy cơ sau:

  • Bị di truyền các bệnh về xương khớp từ các thành viên trong gia đình.
  • Sinh hoạt không khoa học, lười vận động hoặc lạm dụng chất kích thích.
  • Thói quen ngủ sai, không chuyển mình hoặc dùng gối không phù hợp.
  • Chế độ ăn thiếu hụt dưỡng chất, nhất là nhóm canxi, magie, vitamin D.
  • Đã từng có tiền sử chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động….

Hoạt động sai tư thế

Hoạt động cúi ngửa nhiều, nâng vác vật nặng trên đầu hoặc ngồi trước màn hình máy tính quá lâu ít nhiều đều ảnh hưởng đến cột sống cổ. Thậm chí, có nhiều trường hợp còn làm biến đổi mô xương, dây chằng, cơ, khiến thoái hóa nhanh hơn.

Gai xương

Gai xương do các tổn thương ở khớp gây ra. Tình trạng này thường diễn ra âm thầm và trong thời gian dài. Các phần xương dư thừa khi chèn ép lên các mô, cơ, tủy sống, dây thần kinh sẽ gây đau.

Đĩa đệm mất nước

Đĩa đệm đóng vai trò như một tấm đệm đàn hồi giữa các đốt cột sống. Nhờ có nó, việc chống đỡ trọng lượng đầu và giảm xóc chấn động sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, khi bước sang tuổi 30, gel bên trong đĩa đệm bắt đầu khô lại. Điều này khiến cho các đốt sống tiếp xúc với nhau nhiều hơn và gây đau, cứng cổ.

Dây chằng bị xơ hóa

Dây chằng giúp nối các xương cột sống với nhau và chúng thường bị xơ hóa theo thời gian. Do đó, khi dây chằng bị xơ hóa các cột sống cổ sẽ bị căng và kém linh hoạt hơn.

Tuổi tác, gai xương, đĩa đệm mất nước,... là các nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Tuổi tác, gai xương, đĩa đệm mất nước,… là các nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Những triệu chứng của bệnh lý thoái hóa cột sống cổ

Thông thường, ở giai đoạn đầu của bệnh sẽ không có bất cứ dấu hiệu cụ thể nào. Do đó, hầu hết trường hợp phát hiện ra bệnh đều đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng với các triệu chứng như:

  • Đau nhức.
  • Chi trên mất cảm giác.
  • Cứng cổ vào buổi sớm.
  • Dấu hiệu Lhermitte.
  • Nấc, ngáp hoặc chóng mặt, mất thăng bằng.

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không và biến chứng của nó

Thoái hóa cột sống cổ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Rối loạn tiền đình, làm người bệnh dễ bị thiếu máu lên não và dễ tai nạn.
  • Thoát vị đĩa đệm vùng cổ, làm tăng nguy cơ rối loạn cảm giác, bại liệt.
  • Yếu và tê bì các vị trí từ cổ trở xuống, gây đau nhức rất khó chịu.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ?

Bạn có thể chủ động phát hiện ra bệnh lý này bằng việc thăm khám lâm sàng hoặc xét nghiệm.

Với khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng vận động của cột sống cổ. Đồng thời tiến hành kiểm tra khả năng phản xạ và sức cơ hai tay. Điều này giúp phát hiện ra tác động của thoái hóa lên tủy sống hoặc dây thần kinh.

Với các xét nghiệm, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang, CT hoặc cộng hưởng từ.

Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ an toàn, hiệu quả

Điều trị nội khoa

Với từng tình trạng thoái hóa của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa với:

  • Thuốc chống viêm, giảm đau không chứa steroid.
  • Corticosteroid giảm đau.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Thuốc chống động kinh.
  • Thuốc chống trầm cảm.

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, bạn có thể tham khảo sử dụng viên uống hỗ trợ chăm sóc sức khỏe xương khớp Kyoto Has 50EX PLUS. Đây là sản phẩm được tin dùng tại Nhật Bản trong quá trình hỗ trợ phục hồi hệ xương khớp dẻo dai, khỏe mạnh mà không để lại tác dụng phụ. Việc kết hợp viên uống Kyoto Has 50EX PLUS với phác đồ nội khoa của bác sĩ sẽ giúp cải thiện nhanh hơn tình trạng đau nhức, khó chịu cho thoái hóa đốt sống cổ gây ra.

Kyoto Has 50EX PLUS là sản phẩm hỗ trợ cải thiện triệu chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra
Kyoto Has 50EX PLUS là sản phẩm hỗ trợ cải thiện triệu chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp kéo dài và tăng cường sức cơ vùng cổ với vai. Đặc biệt, bạn có thể áp dụng phương pháp kéo dãn, xoa bóp vùng,… sẽ giúp giảm đau đáng kể.

Phẫu thuật

Với những trường hợp nặng hơn, bạn có thể tham khảo tới phương pháp phẫu thuật. Mục đích là giải phóng chèn ép và tạo thêm chỗ cho tủy sống, rễ thần kinh.

Các phương pháp phẫu thuật phù hợp với bệnh lý này bao gồm:

  • Loại bỏ một phần thuộc đĩa đệm thoát vị hoặc xương.
  • Loại bỏ một phần thuộc đốt sống.
  • Hợp nhất một phần thuộc vùng cổ bằng cách ghép xương và phần cứng.

Vậy là SORAICINE đã cung cấp tới bạn toàn bộ thông tin quan trọng về thoái hóa cột sống cổ. Để hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng thoái hóa này, bạn có thể tham khảo sử dụng viên uống Kyoto Has 50EX PLUS mỗi ngày mà không lo tác dụng phụ. Liên hệ với SORAICINE để được tư vấn sử dụng và hướng dẫn đặt mua hàng chính hãng, giá tốt bạn nhé.

CÔNG TY TNHH Y TẾ SORAICINE

Hotline: 1800.88.89.86

Website: https://soraicine.com  

Địa chỉ: Tòa Nhà Nam Cường Building- Tố Hữu- Dương Nội – Hà Đông.

Tin tức liên quan

Hiểu Đúng Về Vẻ Đẹp Khỏe Mạnh và Vĩnh Cửu

Trong xã hội hiện đại, khái niệm về vẻ đẹp không chỉ giới hạn ở...

Xem thêm
Tại Sao Herasuki Giảm Cân An Toàn và Không Có Tác Dụng Phụ

Herasuki là một sản phẩm giảm cân độc đáo và hiệu quả, được phát triển...

Xem thêm
Herasuki: Giải pháp giảm cân hiệu quả cho người có cơ địa khó giảm

Giảm cân luôn là thử thách, đặc biệt với người có cơ địa khó giảm....

Xem thêm