Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp đang ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Tuy nhiên, có rất nhiều người bệnh vẫn chủ quan và cho rằng bệnh này không nguy hiểm, không cần chữa trị. Vậy, sự thật là bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh bệnh xương khớp này? Nếu đây là vấn đề mà bạn quan tâm thì hãy tham khảo ngay bài viết này của SORAICINE nhé.
Tìm hiểu khái quát về bệnh lý thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm tự thoát ra khỏi vị trí bình thường. Lúc này, nó có thể chèn ép vào các ống hoặc rễ thần kinh, gây ra cảm giác đau nhức.
Hầu hết đoạn cốt nào cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, tình trạng xảy ra phổ biến nhất thường là đệm cột sống thắt lưng và đệm cổ. Nguyên nhân là do đây là những vị trí chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn 1 là khi đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng bao xơ chưa bị rách.
- Giai đoạn 2 là khi vòng xơ bị rách một phần, khiến nhân nhầy thoát ra.
- Giai đoạn 3 là khi vòng xơ rách hoàn toàn, nhân lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh.
- Giai đoạn 4 là khi phần rễ dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày, gây biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm như:
- Sai tư thế lao động, làm việc.
- Gặp chấn thương.
- Thoái hóa tự nhiên do tuổi tác tác động.
- Cân nặng dư thừa đã làm tăng áp lực lên cột sống, gây thoái hóa.
- Có bệnh lý về cột sống như gù vẹo, gai đôi cột sống.
- Đặc thù nghề nghiệp thường xuyên kéo, đẩy, gập người, văn phòng ngồi lâu ít vận động,…
- Thói quen đi giày cao gót.
Những ai dễ bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao hơn người bình thường?
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp ở nhóm đối tượng sau:
- Người bị chấn thương, thoái hóa hoặc mắc bệnh bẩm sinh về cột sống.
- Người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, quá sức.
- Người có thói quen kê gối ngủ cao, sai tư thế làm việc, tư thế ngồi học không đúng,…
- Người bị bệnh lý tiểu đường, viêm đa khớp, gút,…
- Người cao tuổi.
- Người thường xuyên thay đổi tư thế như diễn viên múa, vận động viên,…
- Người thường xuyên đứng hoặc ngồi lâu mà không vận động đi lại.
Bệnh thoát vị địa đệm có nguy hiểm không và 6 biến chứng của nó
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Thực tế, tình trạng này sẽ khiến bạn bị đau nhức rất khó chịu. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng tới khả năng vận động hàng ngày.
Nếu không được điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm còn làm tăng nguy cơ biến chứng như:
- Đau rễ thần kinh.
- Rối loạn cảm giác.
- Teo cơ.
- Rối loạn vận động.
- Rối loạn cơ thắt, còn gọi là rối loạn đại tiểu tiện.
- Hội chứng đuôi ngựa theo từng tầng thoát vị đĩa đệm.
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm điển hình nhất
Tùy từng vị trí thoát vị đĩa đệm, các triệu chứng sẽ có sự khác biệt như:
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Các dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng đó là:
- Đau thắt lưng dữ dội và đột ngột cực kỳ khó chịu.
- Đau âm ỉ tại vùng thắt lưng hoặc đau buốt.
- Cử động không tiện, ưỡn hoặc cúi rất khó.
- Đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, đau lan vòng cung trước ngực hoặc dọc khoang liên sườn.
- Tê yếu 2 chi.
- Đau khi ngồi, nằm nghiêng,…
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Các dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đó là:
- Đau và cứng vùng cổ, vai gáy, có thể lan tới bả vai.
- Nhức mỏi tại vùng gáy.
- Đau nhức, tê bì ngón tay, bàn tay, mất cảm giác vùng.
- Xoay cổ, ưỡn cổ đau.
- Thường xuyên đau đầu, nhức đầu, chóng mặt.
- Khả năng cử động cánh tay bị kém linh hoạt.
- Cơn đau gia tăng khi nghiêng, xoay, cúi người,…
Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bạn nên biết
Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng như:
- Thực hiện các bài tập dành riêng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn theo tình trạng bệnh thoát vị.
- Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng cột sống để giảm đau chống viêm.
- Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.
- Châm cứu giảm đau.
- Trị liệu thần kinh cột sống.
- Tiến hành vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn từ sớm
Sau khi biết được bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không, bạn nên chủ động có phương pháp phòng tránh cho riêng mình. Sau đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn phòng ngừa bệnh lý này:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sự dẻo dai cho khớp.
- Duy trì trọng lượng cơ thể trong ngưỡng cân đối.
- Ngồi học và làm việc đúng tư thế, sau 1 – 2 giờ nên đứng dậy đi lại.
- Tránh mang vác hoặc nâng vật quá sức.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, chú ý bổ sung canxi, magie, vitamin D.
- Không sử dụng bia rượu, thuốc lá và những chất kích thích.
Ngoài những cách trên, bạn có thể sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp Kyoto Has 50EX PLUS để hỗ trợ phòng ngừa thoát vị đĩa đệm. Đây là sản phẩm được nhiều chuyên gia, bác sĩ tại Nhật Bản khuyên dùng. Tùy tình trạng cơ thể, bạn có thể uống bổ sung 1 – 2 viên Kyoto Has 50EX PLUS mỗi ngày.
Vậy là SORAICINE đã giúp bạn biết được bệnh thoát bị đĩa đệm có nguy hiểm không. Để hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện bệnh lý này, bạn có thể trải nghiệm viên uống Kyoto Has 50EX PLUS ngay nhé. Liên hệ với SORAICINE để được hướng dẫn liều dùng và cách uống sao cho hiệu quả nhất.
CÔNG TY TNHH Y TẾ SORAICINE
Hotline: 1800.88.89.86
Website: https://soraicine.com
Địa chỉ: Tòa Nhà Nam Cường Building- Tố Hữu- Dương Nội – Hà Đông.