Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là tình trạng xảy ra cực kỳ phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh thường chủ quan và coi nhẹ việc điều trị, dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn. Vậy, đứng lên ngồi xuống đau đầu gối là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Cùng SORAICINE tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị đầu gối đau khi đứng lên ngồi xuống nhé.
Những triệu chứng bất thường ở đầu gối khi ngồi và đứng
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là triệu chứng phổ biến, có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất ngay hoặc kéo dài nhiều ngày. Tình trạng đau thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng, đi kèm với một số dấu hiệu bất thường như:
- Vùng khớp có hiện tượng sưng, đỏ và cảm giác nóng râm ran.
- Vùng cơ bị yếu, cứng hoặc dính khớp khiến cho việc gập duỗi đầu gối thêm khó khăn.
- Đầu gối phát ra tiếng lụp cụp khi cử động.
Đau đầu gối khi đứng hoặc ngồi là dấu hiệu của bệnh gì?
Thoái hóa khớp gối
Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoái hóa khớp gối. Thường sao 30 tuổi, hệ xương khớp dần thoái hóa. Sau 55 tuổi, triệu chứng thoái hóa sẽ càng rõ rệt mỗi khi ngồi và đứng dậy.
Thoái hóa khớp diễn ra khi sụn khớp và tổ chức xương dưới sụn bị hư tổn. Nếu nhìn dưới máy chụp, mặt khớp sẽ không còn trơn láng mà bị xù xì, thô ráp. Khi vận động, chúng sẽ cọ xát vào nhau và gây đau.
Viêm khớp gối
Đau khớp gối khi đứng hoặc ngồi là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp gối. Bệnh này thường do tuổi cao hoặc gout mãn tính, loãng xương,… Khi các mô quanh khớp viêm, vùng sụn sẽ bị bào mòn, sưng nóng và đỏ đầu gối. Người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau đớn dù không vận động.
Tràn dịch khớp gối
Khi lượng dịch trong khớp gối tăng quá mức sẽ gây ra hiện tượng sưng phù. Theo đó, người bệnh sẽ cảm thấy nặng nề trong khớp và đau khi đi lại hoặc duỗi thẳng.
Bệnh gout
Gout là tình trạng viêm khớp đặc biệt, xảy ra do tích tụ nhiều axit uric trong cơ thể. Lúc này, các tinh thể urat lắng đọng và chèn ép gây đau nhức xương khớp, khiến người bệnh bị đau gối khi đứng hoặc ngồi.
Nguyên nhân khiến bạn đứng lên ngồi xuống bị đau đầu gối
Hiện tượng đau đầu gối khi đứng hoặc ngồi do rất nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Gặp vấn đề liên quan đến hội chứng đau khớp chè đùi.
- Ngồi quá lâu mà không vận động.
- Ngồi sai tư thế với kiểu bắt chéo chân, ngồi bó gối,…
- Bị đau vùng xương chậu do khớp gối vận động quá mức, chấn thương,…
- Một số bệnh lý về thoái hóa khớp gối, tràn dịch khớp gối, gout,…
Cách xử lý hiện tượng đứng lên ngồi xuống bị đau đầu gối hiệu quả
Phương pháp PRICE
PRICE là phương pháp thường được áp dụng với trường hợp người bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống. Cụ thể, PRICE sẽ thực hiện như sau:
- Protect là bảo vệ, đặt người bệnh trong tư thế an toàn.
- Rest là nghỉ ngơi, hạn chế vận động đầu gối.
- Ice là chườm lạnh để giảm viêm.
- Compression là dùng băng ép để cố định vùng chấn thương.
- Elevation là kê cao đầu gối bị chấn thương.
Điều trị bằng thuốc
Với hiện tượng đau gối khi đứng hoặc ngồi, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống viêm. Ban đầu, bác sĩ sẽ ưu tiên dùng loại thuốc không kê đơn. Nếu tình trạng đau nhức không thuyên giảm, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kê đơn. Trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Cortisone hoặc tiêm bôi trơn khớp.
Bên cạnh thuốc điều trị, bác sĩ thường khuyên người bệnh nên sử dụng kèm theo các viên uống chăm sóc sức khỏe xương khớp. Nổi bật trong đó là Kyoto Has 50 EX Plus – viên uống có nguồn gốc từ Nhật Bản. Sở hữu công thức vượt trội với bộ ba hoạt chất Ooitadori + NAG + HasII, Kyoto Has 50 EX Plus sẽ hỗ trợ điều trị bệnh lý khớp, giảm viêm đau hiệu quả.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương và giảm đau khi đứng lên ngồi xuống. Phương pháp này bao gồm các bài tập tăng cường sức mạnh, xoa bóp, kéo giãn nên vừa giúp giảm đau, vừa giúp duy trì đầu gối dẻo dai, khỏe mạnh.
Phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ được chỉ định với trường hợp đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống khi rách sụn chêm, thoái hóa khớp,… Bên cạnh đó, nếu các phương pháp trên không mang lại hiệu quả cao thì phẫu thuật sẽ được chỉ định.
Cách phòng ngừa hiện tượng đau gối khi đứng và ngồi
Để phòng ngừa tình trạng đau gối mỗi khi đứng lên ngồi xuống, bạn nên:
- Duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực cho xương khớp.
- Nên mang giày dép vừa vặn, tránh quá rộng hoặc quá chật.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để duy trì xương khớp dẻo dai.
- Từ bỏ các thói quen không tốt đối với đầu gối.
- Có thể mang đồ bảo vệ đầu gối khi cần di chuyển quá nhiều.
- Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, tốt cho xương khớp.
Bài viết trên đã cùng bạn tìm hiểu về hiện tượng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống cảnh báo bệnh gì. Để hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức này, bạn có thể kết hợp dùng thêm viên uống Kyoto Has 50 EX Plus. Hiện sản phẩm này đang được SORAICINE phân phối chính hãng, bạn hãy liên hệ ngay để được đặt mua với giá ưu đãi nhé.
CÔNG TY TNHH Y TẾ SORAICINE
Hotline: 1800.88.89.86
Website: https://soraicine.com
Địa chỉ: Tòa Nhà Nam Cường Building- Tố Hữu- Dương Nội – Hà Đông.