Chế độ ăn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong phòng ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm. Vậy, thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì để hạn chế tình trạng bệnh? Trong bài viết này, SORAICINE sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về thoát vị đĩa đệm nên kiêng những gì và nên ăn gì nhé.
Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để cải thiện bệnh?
Thực phẩm giàu canxi
Đối với xương khớp, canxi là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu. Nếu thiếu hụt lượng canxi mà cơ thể cần, xương khớp sẽ mất đi sự dẻo dai và nhanh chóng bị thoái hóa.
Vì vậy, nếu bạn băn khoăn thoát vị đĩa đệm nên ăn gì thì thực phẩm giàu canxi sẽ là sự ưu tiên hàng đầu. Danh sách thực phẩm giàu canxi mà bạn cần bổ sung để xương khớp chắc khỏe bao gồm:
- Chế phẩm từ sữa chua như sữa chua, phô mai, sữa tươi,…
- Rau xanh đậm như cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn,…
- Các loại đậu như đậu phộng, đậu đen, đậu Hà Lan,…
- Cá biển như cá hồi hoặc cá mòi.
- Tàu hũ, bánh bắp, đường nâu,…
Vitamin D
Để cơ thể có thể hấp thụ và chuyển hóa canxi, bạn cần bổ sung vitamin D. Bên cạnh đó, vitamin D còn giúp bảo vệ khung xương và có lợi cho người thoát vị đĩa đệm.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin D mà bạn có thể tham khảo đó là: lòng đỏ trứng, cá trồng, sữa,…
Magie và vitamin K
2 thành phần này giúp tổng hợp protein hình thành xương và duy trì mức độ khoáng của xương. Vì thế, bạn nên bổ sung magie và vitamin K trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Vậy thì thoát vị đĩa đệm cột sống nên ăn gì để có magie và vitamin K? Bạn có thể ăn ngũ cốc, bánh mì, hạt điều, hạnh nhân, rau bina, bơ, kiwi,…
Omega-3
Khi vào cơ thể, omega-3 sẽ biến đổi thành prostaglandin. Nó có tác dụng quan trọng trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Vì thế, người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn thực phẩm giàu Omega-3 để phòng viêm xương khớp.
Danh sách nhóm thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm: cá ngừ, cá hồi, đậu nành, hạt macca, hạnh nhân,…
Glucosamine và Chondroitin
Đây là 2 thành phần cực kỳ quan trọng trong việc tái tạo sụn khớp. Bạn có thể tìm thấy chúng trong tôm, động vật giáp xác, nước luộc xương.
Vitamin A
Vitamin A có công dụng nuôi dưỡng đĩa đệm cột sống và kích thích tế bào sụn trưởng thành. Bên cạnh đó, khi đĩa đệm bị tổn thương, vitamin A sẽ giúp tổn thương nhanh lành hơn.
Vì vậy, bạn nên bổ sung vitamin A vào chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện bệnh. Nhóm thực phẩm gợi ý bao gồm: sữa, cà rốt, bí đỏ, khoai lang, thịt bò,…
Vitamin C
Trong đĩa đệm cột sống, collagen được xem là thành phần quan trọng. Nó có công dụng duy trì và phục hồi tổn thương đĩa đệm khi có thể tự sửa chữa. Trong khi đó, vitamin C là dưỡng chất giúp cơ thể sản xuất collagen cung cấp cho cơ quan.
Ngoài ra, vitamin C còn là chất chống oxy hóa, giúp chống viêm, làm chậm thoái hóa hiệu quả. Vì vậy, với người bệnh thoát vị đĩa đệm, vitamin C đảm nhiệm vai trò to lớn. Bạn có thể bổ sung cam quýt, bưởi,… để đảm bảo vitamin C dồi dào.
Bị thoát vị đĩa đệm không nên ăn gì sẽ tốt cho tình trạng bệnh hơn?
Thịt đỏ
Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong đó, thực phẩm bạn nên hạn chế đầu tiên đó chính là thịt đỏ.
Các loại thịt đỏ thường chứa nhiều chất béo bão hòa và axit uric. Các thành phần này sẽ làm tăng tình trạng viêm, ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm. Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều thịt đỏ còn làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, đột quỵ,…
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Nhóm đồ ăn nhanh như thịt nướng, xúc xích, khoai tây chiên,… không chỉ khiến bạn tăng cân nhanh chóng, tạo áp lực cho cột sống mà còn làm cơ thể thiếu hụt canxi. Về lâu dài, hệ xương sẽ yếu đi và tăng mức độ viêm đau.
Các loại thực phẩm dễ gây tăng cân
Một số loại thực phẩm làm tăng cân nhanh như bánh mì trắng, sữa nguyên kem, bim bim,… sẽ khiến bạn tăng cân nhanh. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho xương khớp và ảnh hưởng xấu tới đĩa đệm.
Thực phẩm chứa đường tinh chế
Nước ngọt, bánh ngọt, bánh kẹo,… là thực phẩm chứa đường tinh chế mà người thoát vị không nên ăn. Vì khi nạp quá nhiều đường vào cơ thể, mức độ tổn thương đĩa đệm sẽ nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, cân nặng tăng nhanh không kiểm soát cũng sẽ khiến áp lực đĩa đệm bị tăng vọt.
Ngũ cốc tinh chế
Ngũ cốc tinh chế trong bánh mì trắng, pizza thường chứa lượng lớn tinh bột. Nếu hấp thụ quá nhiều sẽ làm tăng đột biến insulin và viêm cơ khớp. Vì thế, đây là nhóm thực phẩm mà bạn cần lưu ý khi tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm kiêng những gì.
Đồ uống có cồn và chất kích thích khác
Bia, rượu, thuốc lá,… là nhóm thực phẩm bạn nên kiêng khi bị thoát vị đĩa đệm. Vì trong quá trình điều trị, nếu bạn sử dụng chúng sẽ khiến hiệu quả phác đồ bị ảnh hưởng.
Cần lưu ý gì để hỗ trợ quá trình hồi phục thoát vị đĩa đệm nhanh hơn?
Bên cạnh việc chú ý chế độ ăn uống, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên làm những việc này để hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh nhanh hơn:
- Hãy vận động nhẹ nhàng với các bài tập trị liệu chuyên biệt cho thoát vị đĩa đệm.
- Kết hợp chườm nóng/chườm lạnh để giảm sưng đau.
- Uống thuốc điều trị theo đúng loại và liều dùng mà bác sĩ chỉ định.
Kết hợp sử dụng thực phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe Kyoto Has 50EX PLUS. Đây là viên uống cực kỳ được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản. Đặc biệt, với người bệnh thoát vị đĩa đệm, Kyoto Has 50EX PLUS có tác dụng hỗ trợ giảm đau, viêm và khôi phục vòng sợi bao xơ, tăng tính đàn hồi ổ khớp hiệu quả.
Bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ hơn về việc thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì để hạn chế tình trạng bệnh. Bạn có thể kết hợp bổ sung thêm viên uống Kyoto Has 50EX PLUS để hỗ trợ tăng cường xương khớp dẻo dai, linh hoạt hơn. Để được đảm bảo mua hàng chính hãng, bạn hãy liên hệ SORAICINE nhé.
CÔNG TY TNHH Y TẾ SORAICINE
Hotline: 1800.88.89.86
Website: https://soraicine.com
Địa chỉ: Tòa Nhà Nam Cường Building- Tố Hữu- Dương Nội – Hà Đông.