Khi bị viêm quanh khớp vai, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và cực kỳ khó chịu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết các triệu chứng điển hình của bệnh để phát hiện sớm và kịp thời điều trị. Vì vậy, trong bài viết này, SORAICINE sẽ cùng bạn toàn hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị viêm khớp vai, mời bạn cùng tham khảo.
Tìm hiểu chung về bệnh lý viêm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ để nói về bệnh lý viêm cấu trúc phần mềm quanh khớp vai bao gồm gân, túi thanh dịch, bao khớp. Ngoại trừ các bệnh lý do tổn thương đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch.
Thông thường, viêm khớp vai xảy ra phổ biến nhất là tổn thương gân cơ trên gai và bó dài gân nhị đầu cánh tay. Căn cứ theo nghiên cứu của Welfling cho thấy, có 4 thể lâm sàng của viêm khớp vai đó là:
- Thể đau khớp đơn thuần khởi phát từ các bệnh lý liên quan đến gan.
- Thể đau vai cấp do lắng đọng tinh thể canxi gây ra.
- Thể giả liệt khớp vai xuất phát từ bó gân dài gân nhị đầu hoặc đứt gân mũ cơ.
- Thể đông cứng khớp vai do viêm dính bao hoạt dịch, bao khớp dày, co thắt bao khớp,…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp quanh vai
Có rất nhiều nguyên do dẫn đến tình trạng viêm khớp vai như:
- Người lớn tuổi thường bị thoái hóa gân, nhất là người từ 50 tuổi trở lên.
- Tổn thương khớp vai do làm việc nặng hoặc bị chấn thương lặp đi lặp lại. Điều này sẽ gây tổn thương các gân cơ quanh vai.
- Bị chấn thương do va đập mạnh, chống tay xuống đất,…
- Viêm bao hoạt dịch mỏm cùng vai và viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay.
- Mắc một số bệnh lý khác về tim mạch, tiểu đường, thần kinh, hô hấp,…
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp quanh vai theo từng thể lâm sàng
Thể đau khớp vai đơn thuần
Tình trạng này gặp phổ biến nhất là những người từ 50 tuổi trở lên. Ngoài ra cũng có một số người trẻ bị chấn thương trong thể thao đã làm viêm các gân của khớp vai.
Triệu chứng điển hình của thể đau khớp vai đơn thuần đó là:
- Xuất hiện cơn đau khi vận động đột ngột, quá mức hoặc có chấn thương. Mức độ đau tăng lên rõ rệt khi có cử động, đặc biệt đau nhiều về đêm.
- Cơn đau vai tăng lên và có thể lan xuống cánh tay, cẳng tay, người bệnh không nằm được nghiêng.
Thể đau vai cấp
Đau vai cấp xảy ra do viêm túi thanh mạc từ vi tinh thể trong quá trình canxi hóa các gân cơ chóp xoay và sự di chuyển canxi hóa vào túi thanh mạc dưới mỏm cùng cơ delta. Các triệu chứng điển hình của thể đau vai cấp đó là:
- Đau đột ngột và dữ dội, lan rộng xuống khắp cánh tay, cổ, bàn tay.
- Người bệnh bị mất vận động khớp vai, đau nhức dẫn tới mất ngủ.
- Vị trí viêm khớp vai có thể bị sưng nóng, sốt nhẹ.
Thể giả liệt khớp vai
Các dấu hiệu phổ biến của thể giả liệt khớp vai bao gồm:
- Bị đau quanh vùng khớp vai dữ dội, có thể nghe thấy tiếng răng rắc khi cử động.
- Xuất hiện vết bầm tím ở phần trước trên cánh tay, khớp vai.
- Có khả năng mất sự vận động khớp vai.
Thể đông cứng khớp vai
Triệu chứng điển hình của thể đông cứng khớp vai bao gồm:
- Đau kiểu cơ học và thường có xu hướng tăng mạnh về đêm.
- Cơn đau giảm dần nhưng vùng vai sẽ có hiện tượng bị đông cứng, hạn chế vận động. Lúc này, người bệnh sẽ khó khăn khi đưa tay lên cao, dang cánh tay, xoay ngoài.
Bật mí phương pháp điều trị viêm khớp quanh vai
Điều trị nội khoa
Nếu tình trạng viêm khớp vai phải, trái có triệu chứng nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa. Các phương pháp nội khoa thường được áp dụng đó là:
- Thuốc giảm đau thông thường để giảm bớt sự khó chịu do viêm khớp gây ra.
- Thuốc chống viêm không steroid để giảm sưng đau.
- Tiêm corticoid tại chỗ với người bệnh thể đau khớp vai đơn thuần.
- Sử dụng thực phẩm bảo vệ xương khớp nhằm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Nổi bật trong số đó, Kyoto Has 50EX PLUS là sản phẩm được nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng. Với bộ ba hoạt chất Ooitadori, NAG và Hassll, sản phẩm sẽ giúp hỗ trợ giảm sưng đau, giảm viêm và xử lý tổn thương xương khớp nhanh chóng.
- Tiến hành nội soi ổ khớp vai để có thể lấy ra hết các tinh thể canxi lắng đọng.
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu đối với trường hợp đứt bán phần các gân mũ cơ quay.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa trong việc chữa bệnh viêm quanh khớp vai bao gồm phẫu thuật nối gân bị đứt, áp dụng với thể giả liệt khớp vai. Đối tượng chủ yếu là người trẻ tuổi bị đứt gân vùng khớp do chấn thương hoặc thoái hóa ở người trên 60 tuổi.
Tuy nhiên, khi có chỉ định phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn từ bác sĩ. Tốt nhất, người bệnh nên duy trì tái khám 1 – 3 tháng một lần.
Mẹo hay giúp phòng tránh bệnh viêm khớp vai hiệu quả
Để giảm tác động và ngăn chặn viêm khớp vai, bạn nên:
- Tránh làm việc quá sức so với thể trạng của cơ thể.
- Thận trọng hơn trong các sinh hoạt hàng ngày để tránh gây ra chấn thương khớp vai.
- Không thay đổi tư thế vai đột ngột, tránh làm đau khớp.
- Nên làm nóng và co duỗi vai trước khi vận động.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh tác động chèn ép vai.
Vậy là SORAICINE đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh lý viêm khớp quanh vai. Để hỗ trợ cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh, bạn có thể kết hợp bổ sung thêm viên uống Kyoto Has 50EX PLUS. Hiện nay, sản phẩm này được phân phối chính hãng tại SORAICINE nên bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được đảm bảo chất lượng cùng giá luôn tốt nhất nhé.
CÔNG TY TNHH Y TẾ SORAICINE
Hotline: 1800.88.89.86
Website: https://soraicine.com
Địa chỉ: Tòa Nhà Nam Cường Building- Tố Hữu- Dương Nội – Hà Đông.