Hóa trị là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc điều trị ung thư. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với một số tác dụng phụ ngoài ý muốn cho bệnh nhân. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Soraicine tìm hiểu về 11 tác dụng phụ của hóa trị và cách khắc phục.
Hóa trị ung thư là gì?
Hóa trị ung thư là phương pháp điều trị u ác bằng cách sử dụng các loại thuốc đặc biệt. Mục tiêu của hóa trị đó là phá hủy và kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư. Do đó, đây là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổ biến và hiệu quả nhất.
Các loại thuốc hóa trị thường tác động lên các tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn quá trình phân chia, phá hủy tế bào hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng. Phương pháp này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật hoặc xạ trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Quá trình hóa trị thường được thiết kế cá nhân hóa dựa trên loại ung thư, giai đoạn bệnh. Đồng thời, bác sĩ cũng dựa trên tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân để đưa ra phác đồ an toàn.
Mặc dù hóa trị ung thư mang lại nhiều lợi ích trong việc kiểm soát và điều trị bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.
11 tác dụng phụ của hóa trị ung thư
1. Các vấn đề về xương khớp
Thuốc hóa trị có thể tác động đến xương và gây ra các vấn đề như loãng xương. Tuy nhiên, ngoài tác động vào tế bào ung thư, hóa trị cũng ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mất xương và gãy xương.
Hơn nữa, hóa trị cũng có thể ảnh hưởng đến mật độ xương. Đặc biệt là các phác đồ phối hợp như liệu pháp nội tiết tố. Nếu hormone therapy được sử dụng trong điều trị ung thư, mật độ xương có thể bị thay đổi.
Việc đo mật độ xương trước khi bắt đầu liệu pháp là quan trọng. Nó giúp bác sĩ xác định hiệu quả điều trị và đề xuất biện pháp phòng ngừa cho người có nguy cơ mất xương cao hơn. Bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên thực hiện kiểm tra này và đưa ra các biện pháp phù hợp.
2. Các vấn đề sức khỏe tim mạch
Hóa trị có thể gây ra các tác dụng phụ muộn liên quan đến tim. Điển hình là Nhịp tim không đều, bệnh tim, huyết áp cao, suy tim sung huyết, bệnh van tim và đột quỵ. Một nghiên cứu năm 2017 đã lưu ý rằng, những tác dụng phụ này có thể xuất hiện sau 20 năm từ khi điều trị ung thư.
Tác động lên tim có thể rõ ràng hơn nếu bệnh nhân kết hợp các liệu pháp khác trong cùng khu vực điều trị. Trường hợp gặp nhiều nhất đó là xạ trị vùng ngực cho bệnh ung thư phổi.
3. Các vấn đề về hô hấp và phổi
Hóa trị có thể gây ra các vấn đề ở phổi như giảm dung tích phổi, gia tăng mô sẹo phổi (xơ phổi), viêm phổi và khó thở. Những vấn đề này có thể xảy ra nhiều hơn khi sử dụng các loại thuốc cụ thể. Đồng thời, khi điều trị nhắm vào vùng phổi cũng làm tăng nguy cơ tác dụng phụ này.
4. Các vấn đề về tư duy, nhận thức
Có một nhóm các vấn đề về nhận thức xuất hiện tại các bệnh nhân hóa trị. Những vấn đề này thể hiện qua các khó khăn về trí nhớ hoặc khả năng tập trung. Những liệu pháp phổi hợp như xạ trị u não cũng có thể gây ra các vấn đề nhận như thức suy giảm, giảm trí nhớ.
5. Tình trạng tâm lý, tâm thần
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm hay mất tự tin về ngoại hình là những khó khăn thường gặp trong quá trình điều trị ung thư. Một nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng có tới 20% người mắc bệnh ung thư gặp vấn đề trầm cảm.
Để đối phó với tình trạng sức khỏe tâm thần trong thời gian dài, các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý có thể hỗ trợ bệnh nhân và người thân tìm cách để kiểm soát tình trạng này. Thân nhân của bệnh nhân sẽ đóng vai trò không nhỏ để giúp bệnh nhân vượt quả tác dụng phụ về mặt tâm lý.
6. Tình trạng rụng tóc
Khi điều trị bằng hóa chất, rụng tóc là một vấn đề phổ biến. Nghiên cứu từ năm 2017 cho thấy có tới 65% người điều trị hóa chất bị rụng tóc. Tỷ lệ này có thể tăng lên tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng.
Quá trình rụng tóc có thể là một phần hoặc toàn bộ tóc của bệnh nhân. Thường sau khi hoàn thành điều trị, tóc sẽ bắt đầu mọc lại. Tuy nhiên, có trường hợp tóc mọc lại có thể có kết cấu và hình dáng khác so với trước. Có thể là tóc xoăn hơn, mảnh hơn, hoặc màu sắc khác.
Tình trạng rụng tóc thường được cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân phải tiếp tục hóa trị cường độ cao trong thời gian dài. Lúc này, rụng tóc có thể là vĩnh viễn.
7. Cơ thể mệt mỏi
Mệt mỏi là một triệu chứng thường gặp trong quá trình điều trị bằng hóa trị. Nó có thể kéo dài sau khi điều trị hoàn thành. Nếu cảm giác mệt mỏi kéo dài vẫn tiếp tục sau khi hóa trị, bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra các nguyên nhân. Điều này rất quan trọng giúp bạn lựa chọn các giải pháp để kiểm soát triệu chứng này.
8. Vấn đề về răng
Hóa trị có thể tác động đến men răng hoặc quá trình hình thành men răng. Tác dụng phụ lâu dài thường gặp là tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng. Ví dụ như sâu răng và ê buốt.
Các phương pháp điều trị ung thư khác cũng có thể ảnh hưởng đến nướu răng hoặc giảm tiết nước bọt. Các vấn đề về răng có thể phổ biến hơn ở những người đang điều trị ung thư ở vị trí đầu và cổ.
Việc kiểm tra sức khỏe răng thường xuyên có thể giúp bác sĩ xác định và điều trị các vùng bị ảnh hưởng. Hiện nay đã có một số loại kem bôi hoặc kem đánh răng có thể giúp giảm ê buốt răng.
9. Thay đổi trong nội tiết và ham muốn tình dục
Các vấn đề mà người bệnh gặp có thể là giảm sinh tinh ở nam hoặc chậm kinh nguyệt chậm hơn ở nữ. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể hết sau khi hoàn tất điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp mà thời gian điều trị lâu hơn triệu chứng có thể kéo dài. Những triệu chứng này sẽ gây ra giảm ham muốn tình dụng ở cả hai giới.
10. Vô sinh, hiếm muộn
Vô sinh có thể là một nguy cơ đối với một số người đang điều trị hóa trị. Trước khi bắt đầu điều trị, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về nguy cơ vô sinh để giữ lại khả năng sinh con. Nếu đang có kế hoạch sinh con, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các kỹ thuật bảo quản phôi hoặc tinh trùng. Đây là các kỹ thuật dùng để bảo vệ khả năng sinh sản.
11. Tổn thương hệ thần kinh
Tổn thương dây thần kinh hoặc bệnh thần kinh ngoại biên là một tác dụng phụ thường gặp của hóa trị liệu với các loại ung thư và một số phương pháp điều trị. Tình trạng này có thể làm cho bệnh thần kinh ngoại biên xảy ra. Thậm chí là mắc các bệnh mãn tính ảnh hưởng xấu tới dây thần kinh.
Người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ để cùng trao đổi về nguy cơ tổn thương thần kinh. Các yếu tố nguy cơ khác đối với tổn thương thần kinh có thể bao gồm chế độ ăn uống, loại thuốc hóa trị và tình trạng sức khỏe chung.
Cách giảm tác dụng phụ của hóa trị hiệu quả, an toàn
Mặc dù hóa trị có thể tiêu diệt hoặc kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư tốt. Tuy nhiên, phương pháp này lại gây ra cho người bệnh nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Thậm chí, có những trường hợp gặp tác dụng phụ nặng, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu.
Vì vậy, để giảm thiểu những tác dụng phụ của hóa trị khi điều trị ung thư, người bệnh có thể tham khảo bổ sung TOKYO CAR-T 1000 PLUS. Đây là sản phẩm chăm sóc sức khỏe hàng đầu dành cho người bệnh ung thư tại Nhật Bản. Nhờ thành phần ALA, TOKYO CAR-T 1000 PLUS sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng chống oxy hóa, từ đó giảm bớt những tác dụng phụ do hóa trị gây ra. Đặc biệt, ALA còn giúp người bệnh phòng ngừa suy nhược cơ thể để có sức khỏe tốt, chống chọi ung thư hiệu quả hơn.
Ngoài ra, TOKYO CAR-T 1000 PLUS còn chứa hoạt chất AC-11 chiết xuất từ dược liệu quý hiếm Uncaria Tomentosa. Vì không sử dụng hóa chất nên AC-11 trong TOKYO CAR-T 1000 PLUS chứa CAE cực kỳ lớn. Khi vào cơ thể, hoạt chất này sẽ thúc đẩy khả năng sửa chữa DNA, loại bỏ tế bào tổn thương. Đồng thời, nó còn giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đẩy lùi ung thư hiệu quả. Đồng thời, thành phần Beta Glucan 1-3 còn giúp cơ thể người bệnh chống lại sự hình thành mới của tế bào ung thư.
Tổng kết
Trên đây là một tác dụng phụ thường gặp của hóa trị liệu trong điều trị ung thư và cách khắc phục. Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ung thư và giảm các tác dụng phụ ngoài ý muốn, bạn hãy bổ sung thêm TOKYO CAR-T 1000 PLUS. Liên hệ với SORAICINE để được tư vấn kỹ hơn về cách sử dụng và giá bán của sản phẩm.
CÔNG TY TNHH Y TẾ SORAICINE
- Hotline: 1800.88.89.83
- Website: http://soraicine.com